Điếc ở người lớn tuổi là bệnh phổ biến thứ hai, chỉ sau bệnh viêm khớp ở người già và người cao tuổi. Mặc dù điếc không đe dọa đến tính mạng nhưng nó có thể gây ảnh hưởng nhiều đến chất lượng cuộc sống nếu như không có biện pháp khắc phục.
I. Tại sao người lớn tuổi dễ bị điếc?
Theo thời gian, người lớn tuổi sẽ gặp phải tình trạng mất thính lực với biểu hiện nghiêm trọng nhất là điếc. Những thay đổi trong tai có thể gây nên tình trạng này, bao gồm:
- Thay đổi cấu trúc trong tai
- Thay đổi lưu lượng máu dẫn đến tai
- Dây thần kinh nghe bị suy nhược
- Não thay đổi cách xử lý âm thanh và lời nói
- Tế bào lông đầu ống tai có nhiệm vụ truyền âm bị tổn thương.
Ngoài ra, mất thính lực ở người lớn tuổi còn xuất phát từ những nguyên nhân sau:
Mất thính lực do tiếng ồn: Thường xuyên tiếp xúc với tiếng ồn quá to trong thời gian dài có thể làm hỏng tế bào lông cảm giác trong ống tai. Một khi tế bào này hư hại, chúng không mọc lại nữa, điều này gây giảm sút khả năng nghe.
Mất thính lực do yếu tố khác: Một số vấn đề về sức khỏe cũng có thể là một trong những nguyên nhân gây ảnh hưởng đến thính lực của người già, đó là:
- Mắc bệnh tiểu đường
- Hệ tuần hoàn hoạt động kém
- Hút thuốc
- Gia đình có tiền sử khiếm thính
- Tiếp xúc với tiếng ồn lớn
- Sử dụng thường xuyên một số loại thuốc gây độc cho các tế bào cảm giác trong tai của bạn (ví dụ như thuốc dùng trong hóa trị liệu) cũng có thể gây mất thính giác.
Hiếm khi điếc ở người già liên quan đến sự bất thường trong cấu trúc của tai giữa hoặc tai ngoài (như: suy giảm chức năng màng nhĩ, ba xương nhỏ ở tai giữa).
Hầu hết những người lớn tuổi bị điếc là do có sự kết hợp của cả mất thính lực do lão hóa và mất thính lực do tiếng ồn.
II. Triệu chứng điếc ở người lớn tuổi
Các triệu chứng ban đầu của mất thính lực ở người già thường bắt đầu từ việc không thể nghe được âm cao. Người lớn khó khăn hơn khi nghe giọng của phụ nữ và trẻ em. Ngoài ra, họ cũng gặp nhiều trở ngại khi nghe tạp âm hoặc giọng nói dù rõ ràng.
Một số triệu chứng khác có thể gặp phải gồm có:
- Cảm giác âm thanh rất lớn
- Khó nghe ở khu vực ồn ào
- Tiếng chuông ngân trong tai (biểu hiện của ù tai)
- Tăng âm lượng tivi, radio hơn mức bình thường
- Không hiểu hết cuộc hội thoại qua điện thoại
Khi phát hiện người thân trong gia đình xuất hiện triệu chứng trên, bạn nên đưa người nhà đến cơ sở y tế để được thăm khám, kiểm tra và hướng dẫn biện pháp khắc phục.
III. Cách chẩn đoán chứng mất thính lực ở người lớn tuổi
Điếc ở người lớn tuổi được phân thành nhiều cấp độ: nhẹ, trung bình, nặng. Ngưỡng nghe trung bình của một người bình thường là 25 dB. Ở những người bị điếc nhẹ, ngưỡng nghe nằm trong khoảng 25dB – 45 dB. Với người bị điếc vừa, ngưỡng nghe rơi vào khoảng 40 – 69 dB. Ngưỡng nghe của người điếc nặng và điếc sâu lần lượt rơi vào khoảng 70 – 89 dB và trên 90 dB.
Một số phương pháp chẩn đoán bệnh điếc ở người lớn tuổi như sau:
Đo thính lực
Nếu như nhận thấy ông bà, bố mẹ, hoặc người lớn tuổi khác trong gia đình xuất hiện triệu chứng điếc vừa được liệt kê bên trên, bạn nên đưa họ đến gặp chuyên gia. Tại đây, bác sĩ sẽ cho bệnh nhân thực hiện bài kiểm tra để xác định nguyên nhân gây điếc.
Nội soi tai
Các chuyên gia cũng sẽ dùng dụng cụ để soi và kiểm tra ống tai của bạn để chẩn bệnh.
Đo nhĩ lượng
Đo nhĩ lượng là biện pháp kiểm tra chức năng của màng nhĩ và tai giữa. Phương pháp này có tác dụng phát hiện rối loạn tai giữa ở các đối tượng có hoặc không bị suy giảm thính lực.
IV. Điều trị điếc ở người lớn tuổi
Không có cách chữa điếc ở người lớn tuổi. Các biện pháp điều trị hiện nay chỉ dừng lại ở việc cải thiện khả năng nghe và chất lượng cuộc sống. Lúc này, bệnh nhân sẽ được đề nghị:
- Dùng máy trợ thính giúp nghe rõ hơn
- Sử dụng thiết bị hỗ trợ (chẳng hạn như bộ khuếch đại điện thoại)
- Thực hành bài học ngôn ngữ ký hiệu học đọc môi (dành cho người bị điếc nặng). Trong đó, đọc môi là phương pháp chú ý đến người khác khi họ nói chuyện bằng cách theo dõi cử động cơ thể và miệng của người nói.
Trong một số trường hợp, bác sĩ có thể đề nghị cấy ốc tai điện tử (COKE-lee-ur). Đây là một thiết bị điện tử nhỏ được phẫu thuật cấy vào tai bạn. Cấy ốc tai có thể làm cho âm thanh to hơn một chút, nhưng chúng không khôi phục khả năng nghe bình thường. Phương pháp này được áp dụng cho những người khó nghe.
V. Cách phòng ngừa điếc ở người lớn tuổi
Bạn có thể không ngăn được điếc ở người lớn tuổi. Tuy nhiên, người trong nhà có thể áp dụng một số biện pháp để triệu chứng bệnh không trở nên nghiêm trọng hơn, đó là:
- Tránh cho bệnh nhân tiếp xúc lặp đi lặp lại với âm thanh lớn.
- Đeo tai bảo vệ ở những nơi có âm thanh lớn.
- Kiểm soát lượng đường trong máu của ông bà, người lớn tuổi trong gia đình bị tiểu đường.
Bệnh điếc ở người già vô cùng phổ biến. Nguyên nhân gây điếc khá đa dạng và bệnh hầu như không có biện pháp điều trị, hầu hết những phương pháp chỉ dừng lại ở việc cải thiện khả năng nghe cho người bệnh. Nếu có bất kỳ khó khăn hay thắc mắc cần được giải đáp, bạn nên liên hệ với chuyên gia để được làm rõ.