Khoảng 1 trong 3 người ở Hoa Kỳ trong độ tuổi từ 65 - 74 bị mất thính lực, theo Viện Y tế Quốc gia. Một nghiên cứu năm 2016 trên Tạp chí Sức khỏe Cộng đồng Hoa Kỳ cho thấy khoảng 2/3 người trưởng thành từ 70 tuổi trở lên bị khiếm thính có thể ảnh hưởng đến giao tiếp hàng ngày.
Mất thính lực có liên quan đến suy giảm nhận thức, mặc dù cần nhiều nghiên cứu hơn để xác định mức độ liên kết này. Tiến sĩ Costantino Iadecola, Đại học Y Weill Cornell ở thành phố New York cho biết.
Một nghiên cứu năm 2011 của các nhà khoa học cũng cho thấy, những người bị mất thính lực nhẹ có nguy cơ mắc chứng mất trí nhớ gần gấp đôi so với những người có thính giác bình thường. Những người bị tổn thất thính lực vừa phải có rủi ro mất trí nhớ cao gấp ba lần, và những người bị tổn thất thính lực nghiêm trọng có nguy cơ cao mất trí nhớ gấp năm lần.
Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ, có khoảng 5 triệu người ở Hoa Kỳ sống chung với bệnh Alzheimer và chứng mất trí liên quan vào năm 2014, chiếm khoảng 1,6% dân số. Con số này dự kiến sẽ tăng lên 13,9 triệu, tương đương 3,3% dân số, vào năm 2060.
Chứng mất trí nhớ có thể phát triển vì nhiều nguyên nhân, bao gồm các tình trạng mạch máu, thần kinh... Tuy nhiên, mỗi người lại có một tác động khác nhau đến não. TS Iadecola cho biết.
Theo chuyên gia thính học Nicholas Reed, Trường Y tế Công cộng ở Baltimore, mất thính giác liên quan nhiều đến sự cô lập xã hội và sự cô đơn. Từ lâu chúng ta đã biết rằng sự cô lập xã hội và sự cô đơn có liên quan đến các kết quả sức khỏe quan trọng liên quan đến tuổi tác như mất trí nhớ và suy giảm nhận thức.
Vì vậy, việc xem xét các phương pháp điều trị thính giác tiềm năng để giảm suy giảm nhận thức ở người cao tuổi là cần thiết.
Bích Ngọc
(Theo Drugs 5/2020)