CÁC BÀI TẬP VẬN ĐỘNG MÔI MIỆNG CHO TRẺ CHẬM NÓI

😉CHIA SẺ CÁC BÀI TẬP VẬN ĐỘNG MÔI MIỆNG CHO TRẺ CHẬM NÓI 👄
Lưu ý: Những gợi ý này có thể không hiệu quả lúc ban đầu nhưng xin đừng từ bỏ chúng quá nhanh chóng. Hãy thường xuyên lặp đi lặp lại, lúc này chưa được thì tiếp tục tập vào lúc khác. Có thể sử dụng các bài tập vận động môi miệng cho trẻ khi trẻ cùng chơi với bạn hoặc cả nhà cùng chơi với nhau, bé sẽ cảm thấy thích thú và không nhàm chán. Hãy cho con bạn thời gian để điều chỉnh và học các kỹ năng mới.

🌞Một số hoạt động tập vận động môi miệng cho trẻ
�🆎 Tăng cường hơi thở – sử dụng các bài tập về phổi:
Điều khiển hơi thở cũng quan trọng đối với sự điều khiển các âm. Bạn có thể sử dụng các bài tập sau đây để luyện hơi thở cho trẻ:
• Các bài tập thở sâu (cơ hoành và phổi).
• Các bài tập thư giãn.
• Tạo ra các âm đều đều.
• Tạo ra các âm đơn.
• Các bài tập thể chất luyện kỹ năng vận động thô (chạy, trèo, đạp xe, điền kinh, v.v).
• Thổi bong bóng dùng dụng cụ thổi bong bóng hoặc qua một cái ống hút.
• Thổi hoặc hút qua một cái ống hút.
• Thổi sáo.
• Thổi chiếc thuyền cho nó trôi trên nước.
• Thổi bong bóng xà phòng tắm cho nó rơi khỏi tay bạn hoặc tay trẻ.
• Thổi những chiếc lông, thổi cơm nóng khi bé ăn.
• Phà hơi thở vào một chiếc gương hoặc cửa sổ để tạo ra một hình gì đó.
• Thổi chong chóng giấy và làm cho chúng quay.
�🆎 Các bài tập với các khoang mũi, miệng – cảm nhận về lưỡi và miệng:
Một số trẻ không nói được có thể không cảm nhận được về lưỡi và môi của mình, các bộ phận này vô cùng quan trọng cho việc tạo ra các âm. Dưới đây là các bài tập giúp khuyến khích sự nhận thức về môi miệng và sự vận động của lưỡi cũng như sự phối hợp các cơ quan phát âm khác:
👄 MÔI
Chuyển từ hôn, cười
Đẩy lưỡi ở bốn góc
Phùng má và giữ trong vài giây
Bật âm /p/ thật mạnh
Hôn kiểu con cá nhiều lần
Dùng ống hút nhựa thổi các vật nhẹ đi
Thổi bong bóng
Thổi tắt nến
Ngậm thẻ
Làm tiếng ngựa kêu
Massage cơ miệng bằng ngón tay, massage rung hoặc dùng đá chườm để massage
Với các trẻ  lớn hơn: thực hành hành động cười và hôn dùng tay ấn tạo áp lực để trẻ cần dùng lực nhiều hơn để thực hiện hành động này
👅LƯỠI
Chạm lưỡi ở bốn góc miệng
Đưa lưỡi khỏi miệng và lè lưỡi thật căng
Liếm môi
Ấn lưỡi đẩy lại chiếc thìa
Trò chơi: liếm kẹo ( kẹo hình các con vật đáng yêu)
👉Tác dụng của các bài tập này
- Một số âm khó phát âm trong khi một số trẻ bị vấn đề cơ miệng yếu khiến cho trẻ khó khăn trong giao tiếp.
- Mỗi âm có một vùng phát âm riêng. Vì vậy khi luyện đến âm nào thì luyện tập cơ miệng ở vùng phát âm đó ( ví dụ: khi luyện âm b là âm hai môi, cần luyện cơ môi
- Một số dạng khuyết tật khiến trẻ bị yếu cơ miệng ( như down, bại não) nên việc luyện tập cơ miệng là rất tốt không chỉ cho vấn đề phát âm mà còn cả trong việc kiểm soát dớt dãi hoặc những khó khăn trong nhai nuốt của trẻ.
Lưu ý: Những bài tập này không phù hợp với trẻ quá nhỏ hoặc khuyết tật quá nặng.
👦Cách luyện tập cơ miệng cho trẻ
  - Biến các bài luyện tập như các trò chơi vui nhộn: thổi bóng nhựa bằng ống hút, thổi bong bóng xà phòng, thổi bong bóng nước trong cốc bằng ống hút
- Sử dụng các hình vẽ hoạt hình thể hiện các động tác luyện tập cơ miệng.
- Trước khi bắt đầu luyện tập nên massage cơ miệng trước.
• Bôi mật ong hoặc mứt lên môi của con bạn và xung quanh miệng trẻ để bé liếm bằng lưỡi của mình.
• Thè lưỡi của bạn ra ngoài và bảo con bạn bắt chước theo. Hãy đưa lưỡi của bạn lên/xuống, sang phải, sang trái, liếm quanh miệng, uốn cong lưỡi lên,v.v.
• Thổi một chiếc lông, một cái lá hoặc một mảnh giấy cho bé và ngược lại.
• Ngậm một mảnh giấy giữa hai môi.
• Phồng má và xem liệu con bạn có bắt chước bạn không.
• Búng lưỡi bĩu môi và nhìn xem con bạn có thể bắt chước bạn không.
• Hôn và gửi nụ hôn theo gió.
• Thổi ống hút, tạo ra các âm thanh thông qua việc thổi (ví dụ như thổi sáo),thổi bong bóng, thổi vào một cái gì đó (ví dụ như thổi qua một cái ống hút tới các quả bóng bằng giấy.
• Bắt chước các khuôn mặt trong gương. Tạo ra các nét mặt khác nhau: khuôn mặt với cái môi dẩu ra, khuôn mặt đang mỉm cười, nói ‘oo’, ‘ee’, lưỡi thè ra, thụt vào, lên xuống, liếm mép, cong lên, v.v.
• Chơi các trò chơi bắt chước tiếng kêu của các con vật.
• Hát các bài hát và các giai điệu.
• Chơi các trò chơi với các từ không có nghĩa nhưng có âm điệu.Chúng ta cũng có thể khuyến khích sự vận động và sự phối hợp các cơ quan phát ra lời nói bằng cách cải thiện các thói quen ăn uống của trẻ.
• Khuyến khích con bạn ăn các thức ăn cứng như: hoa quả, rau, và bánh mỳ.
• Cho thức ăn vào giữa hai hàm răng ở bên phải hoặc bên trái miệng để khuyến khích trẻ nhai.
• Giúp con bạn ngậm miệng lại trong khi nhai. Khen bé khi bé cố gắng.
• Nhẹ nhàng mát xa các cơ má trẻ bằng cách xoa vòng tròn sử dụng các đầu ngón tay. Tập các bài tập này trong giờ tắm như một phần của hoạt động tắm.
TRUNG TÂM DẠY BÉ CHẬM NÓI MICROTECH
MỞ CỬA SUỐT TUẦN
Sáng: 7h30 đến 11h30
Chiều: từ 13h30 đến 17h30
Địa chỉ: Số 230 Trần Hưng Đạo, Phường An Nghiệp, Q Ninh Kiều, TP Cần Thơ
Điện thoại: (0292) 2 249.777 - 0939282184