Rối loạn ngôn ngữ ở trẻ: Dấu hiệu nhận biết và định nghĩa

Rối loạn ngôn ngữ ở trẻ: Dấu hiệu nhận biết và cách khắc phục

roi-loan-ngon-ngu

Rối loạn ngôn ngữ ở trẻ em đang ngày càng phổ biến trong cuộc sống hiện đại. Trẻ gặp khó khăn trong việc nghe hiểu, giao tiếp, bày tỏ ý tưởng, cảm xúc của bản thân. Nhiều ba mẹ nghĩ, trẻ bị rối loạn ngôn ngữ là do tiếp xúc sớm với công nghệ hoặc biết nhiều ngôn ngữ khác nhau.

Rối loạn ngôn ngữ ở trẻ (language disorder) là một loại rối loạn về giao tiếp. Trẻ bị rối loạn ngôn ngữ cảm thấy khó để hiểu và giao tiếp bằng ngôn ngữ. Các em cũng gặp khó khăn với việc viết hoặc nói ngôn ngữ hoặc cả hai.

Trẻ mắc phải rối loạn này thường sử dụng những câu ngắn hoặc đơn giản; trẻ cũng có thể xáo trộn thứ tự của các từ hoặc nói “um” rất nhiều. Tác động của rối loạn ngôn ngữ ở trẻ có thể gây ra các vấn đề khi các em ở nhà. Hay học trên trường và chơi với bạn bè đồng trang lứa.

Rối loạn ngôn ngữ khác với rối loạn âm thanh (sound disorder). Trẻ bị rối loạn ngôn ngữ có thể phát ra nhiều thanh âm nhưng khó để sử dụng khả năng đó để giao tiếp thường ngày; còn trẻ mắc rối loạn âm thanh sẽ gặp khó khăn trong việc tạo ra âm thanh.

Rối loạn ngôn ngữ ở trẻ thường được chia thành 2 dạng:

  • Rối loạn ngôn ngữ tiếp nhận (receptive language disorder): Khi đứa trẻ gặp khó để hiểu những từ mà trẻ nghe và đọc.
  • Rối loạn ngôn ngữ biểu đạt (expressive language disorder): Khi đứa trẻ khó nói chuyện với người khác và bày tỏ suy nghĩ và cảm xúc.

                                                 

????????????̂̉???? ????????????̣̂???? ????????̣̂???????? ????????̂́???? ????????????̣???? ????????????̂???? ????????????̛̃ ????̛̉ ????????????̉

Để nhận biết và can thiệp sớm cho con, mẹ chú ý đến những biểu hiện bệnh rối loạn ngôn ngữ ở trẻ sau đây nhé.

Thường xuyên không nhớ tên gọi của những vật dụng xung quanh và dùng những từ thay thế như “cái đó” hay “cái ấy” để thay thế.

Lẫn lộn những từ có liên quan với nhau; ví dụ như gọi “cái bàn” là “ghế”, gọi “thịt bò” là “thịt gà”…

Vô thức đảo các âm trong một từ, ví dụ “mèo con” thì đọc thành “mòn ceo”…

Thường xuyên quên từ và phải tự chế một từ khác để thay thế.

Nói những câu tối nghĩa hay sắp xếp từ ngữ trong câu sai thứ tự.

Gặp khó khăn khi học và sử dụng ngôn ngữ nói và viết.

Khó học và sử dụng các cử chỉ.

Khó học từ vựng, cấu trúc câu hoặc trò chuyện.

Gặp khó khăn khi làm theo chỉ dẫn hoặc sắp xếp suy nghĩ.

Sử dụng các câu ngắn, đơn giản.

Nói nhiều những từ như “ưm” trong khi cố gắng nhớ từ phù hợp.

Lặp lại một phần hoặc toàn bộ câu hỏi trước khi trả lời chúng.

Tránh nói chuyện với những người mà trẻ không biết rõ.

Không biết nhiều từ.

Mẹ lưu ý rằng, những dấu hiệu nêu trên chỉ nhằm mang tính tham khảo, không được sử dụng để chẩn đoán. Nếu mẹ cảm thấy lo lắng con đang bị rối loạn ngôn ngữ ở trẻ. Mẹ cần cho bé thăm khám bác sĩ nhi khoa hoặc chuyên gia tâm lý để xác định rõ hơn.